Giữ ổn định V-League để hỗ trợ HLV trưởng đội tuyển Việt Nam
Vì hầu hết nam giới đều hút thuốc nên họ có thể có nhiều nguy cơ bị các biến chứng như nhiễm trùng, loét và bệnh võng mạc.Bạn đọc viết : Quá khổ vì khan hiếm nước sạch !
Hôm nay 6.3, Bộ KH-CN đã tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Mạnh Hùng đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm các vị trí cấp trưởng và cấp phó tại các cơ quan, đơn vị thuộc bộ này. Cụ thể, cấp trưởng 25 đơn vị của Bộ KH-CN (sau thay đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy) gồm: Ông Lã Hoàng Trung, Vụ trưởng Vụ Bưu chính; bà Phạm Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Đánh giá và thẩm định công nghệ; ông Đàm Bạch Dương, Vụ trưởng Vụ Khoa học kỹ thuật và công nghệ; ông Trần Quốc Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên; ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế và Xã hội số; ông Nguyễn Nam Hải, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế; bà Lê Hương Giang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; bà Hoàng Thị Phương Lựu, Chánh văn phòng Bộ; bà Nguyễn Như Quỳnh, Chánh thanh tra Bộ; ông Nguyễn Tuấn Khải, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; ông Trần Duy Ninh, Cục trưởng Cục Bưu điện T.Ư. Ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT; ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia; ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo; ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Khởi nghiệp và doanh nghiệp công nghệ; ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ; ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện; ông Trần Đắc Hiến, Cục trưởng Cục Thông tin - Thống kê; ông Nguyễn Thành Chung, Cục trưởng Cục Viễn thông; ông Hà Minh Hiệp, Chủ tịch Ủy ban tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc gia; ông Đỗ Công Anh, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin; ông Vũ Văn Tích, Giám đốc Học viện Chiến lược KH-CN; ông Phạm Văn Hiếu, Tổng biên tập Báo VnExpress. Bộ KH-CN cũng công bố các quyết định bổ nhiệm các cấp phó tại 25 đơn vị và lãnh đạo cấp trưởng, phó các đơn vị sự nghiệp công lập, 3 doanh nghiệp thuộc Bộ KH-CN. Như Báo Thanh Niên đã đưa tin, Chính phủ đã quyết định hợp nhất Bộ TT-TT và Bộ KH-CN, tên bộ mới là Bộ KH-CN. Lãnh đạo Bộ KH-CN sau sáp nhập gồm Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và 5 thứ trưởng: ông Phạm Đức Long, ông Bùi Thế Duy, ông Hoàng Minh, ông Lê Xuân Định, ông Bùi Hoàng Phương.Ngày 2.3, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH-CN, có hiệu lực từ 1.3. Theo đó, Bộ KH-CN có 25 đơn vị.
Mỹ nhân Pháp nóng bỏng trong 'Dune 2' là ai?
Từ nhỏ, ông Đệ đã đam mê chế tạo mô hình tàu, thuyền. Vì vậy, ông không ngừng mày mò nghiên cứu, học hỏi từ sách báo, phim ảnh và cả những con tàu ngoài đời thực.Năm 2018, ông bắt đầu làm mô hình tàu. Ban đầu, là những mô hình nhỏ bằng tấm xốp; dần dần, sản phẩm được trau chuốt và có độ chính xác cao hơn. "Tôi làm nghề cho thuê âm thanh, ánh sáng. Có dịp đi đây, đi đó nhiều, thấy những mô hình tàu, thuyền trưng bày, đam mê trỗi dậy nên tôi tự học làm", ông Đệ kể.Để hoàn thiện sản phẩm, ông học hỏi từ người quen về nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển, thiết bị thu, nhận sóng, điều khiển tốc độ. Sau đó, ông tự tìm tòi trên mạng xã hội, cải tiến chất liệu thân tàu bằng keo composite để tàu gọn nhẹ, dễ di chuyển. Vừa làm, vừa nghiên cứu, vừa tìm nguyên vật liệu phù hợp, đến năm 2020, ông mới làm xong chiếc tàu bằng composite đầu tiên và có bộ điều khiển chạy trên mặt nước.Theo ông Đệ, nguyên liệu làm tàu là nhựa composite và nhựa pima. Nhờ đó, tàu làm ra có độ bền trên 7 năm. Khó khăn nhất trong việc làm mô hình tàu sân bay điều khiển từ xa là từng công đoạn phải tự thử nghiệm, lựa chọn vật liệu, linh kiện nhiều lần.Đến nay, ông đã làm hơn 40 chiếc tàu đồ chơi điều khiển từ xa với nhiều kích cỡ và kiểu mẫu khác nhau, như: tàu sân bay, tàu Titanic, tàu du lịch, tàu chở hàng, tuần dương hạm, tàu tuần tra điều khiển từ xa, du thuyền…Những mẫu tàu được ông Đệ làm với nhiều kích thước, tỉ lệ 1/100 so với phiên bản thật. Có những chiếc tàu sân bay được ông làm với kích thước trên 3 m, có thể di chuyển ổn định trên mặt nước.Mỗi chiếc tàu mất khoảng 45 ngày để hoàn thiện. Đặc biệt, một số mô hình tàu chiến có thể điều khiển từ xa, chạy trên mặt nước như thật. Nhờ sự công phu và chất lượng cao, các mô hình tàu của ông Đệ được nhiều người đam mê tìm mua. Mỗi chiếc tàu mô hình có giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng, tùy thuộc vào kích thước và độ chi tiết. Khách hàng của ông không chỉ trong nước mà còn có những người yêu thích mô hình tàu ở nước ngoài đặt mua. Ông Đệ cho biết đang ấp ủ trình làng những sản phẩm mới lạ, độc đáo hơn.
Chiều 20.3, đại diện Ban giám hiệu Trường trung - tiểu học Petrus Ký (P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã cho dừng việc khảo sát thu thập thông tin học sinh có phụ huynh là viên chức nhà nước.Trước đó, nhiều phụ huynh học sinh nhận được link "Khảo sát phụ huynh" do giáo viên của trường gửi vào trong nhóm với nội dung: "Kính thưa ba mẹ, nhà trường cần nắm thông tin số lượng phụ huynh là viên chức nhà nước nên rất mong ba mẹ thực hiện giúp cô link khảo sát ạ. Cảm ơn ba mẹ rất nhiều".Theo đó, khi nhấn vào link, phụ huynh học sinh sẽ phải trả lời các câu hỏi bắt buộc như họ và tên học sinh, học lớp nào và trả lời câu hỏi "có" hoặc "không" vào mục "Có bố mẹ đang là công chức nhà nước".Sau khi nhận được câu hỏi khảo sát của nhà trường, nhiều phụ huynh (kể cả những người không phải là công chức, viên chức) cũng tỏ ra băn khoăn, đồng thời cho rằng việc khảo sát này là nhạy cảm, ảnh hưởng đến tâm tư của những phụ huynh đang là công chức, viên chức nhà nước trong thời điểm đang chuẩn bị sáp nhập các phường, xã và một số cơ quan nhà nước, sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở Bình Dương hiện nay.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, ông Phạm Ngọc Nam, Hiệu trưởng Trường trung - tiểu học Petrus Ký, giải thích do bộ phận tuyển sinh của trường hiểu nhầm ý chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường nên đã tự lập link khảo sát và gửi cho phụ huynh học sinh.Ông Nam cho rằng nhà trường có chỉ đạo bộ phận tuyển sinh thu thập thông tin học sinh có phụ huynh đang làm công chức, viên chức nhà nước trên cơ sở hồ sơ, dữ liệu sẵn có đang được lưu trữ tại trường để phục vụ công tác, chiến lược tuyển sinh trong các năm học tiếp theo của trường."Tuy nhiên, bộ phận tuyển sinh đã hiểu nhầm chỗ này, thay vì thống kê, thu thập trên hồ sơ, dữ liệu sẵn có thì lại đi lập link để khảo sát, thu thập. Đúng là thời điểm này có phần nhạy cảm nên tôi đã chỉ đạo dừng việc khảo sát lại", ông Phạm Ngọc Nam nói.
Lời khai của 'đạo diễn' video khiêng quan tài diễu qua chợ Bến Thành: Vì buôn bán ế ẩm
Ngày 25.2, thông tin từ UBND P.Hà Khẩu (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) cho biết, các cơ quan chức năng địa phương này đang phối hợp làm rõ vụ trâu "điên" xổng chuồng tấn công nhiều học sinh đang trên đường đi học.Theo thông tin ban đầu, vụ việc xảy ra khoảng 6 giờ 30 ngày 25.2, tại QL279, người dân kinh hoàng chứng kiến một con trâu có biểu hiện điên loạn trên đường và bất ngờ tấn công một nữ sinh đang trên đường đi học. Phát hiện sự việc, người đàn ông điều khiển xe ô tô lao tới xua đuổi con trâu để cứu cháu bé. Rất may, nữ sinh chỉ bị xây xát phần mềm. Cũng theo một số người dân, trước đó, con trâu này đã tấn công nhiều học sinh khác và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường.Trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo UBND P.Hà Khẩu (TP.Hạ Long), cho biết ngay sau khi xảy ra sự việc, các lực lượng chức năng địa phương đã vào cuộc, đồng thời phối hợp với người dân khống chế con trâu nói trên. Con trâu được xác định là của ông Đỗ Văn Thanh (trú tại tổ 57, khu 6, P.Hà Khẩu, TP.Hạ Long) nuôi tại nhà. Sau khi xổng chuồng, con trâu đã lao ra ngoài tấn công nhiều học sinh.Ngay trong ngày 25.2, các học sinh bị trâu "điên" tấn công đã được đi thăm khám, đồng thời các cơ quan chức năng đang lập biên bản để xử lý chủ con trâu gây ra vụ việc.